Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm mặn lợ ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) phát triển rất nhanh. Trước năm 2000, diện tích nuôi tôm của khu vực chỉ khoảng 200.000ha, hiện nay diện tích này đã lên khoảng 450.000ha. Diện tích nuôi tôm công nghiệp cũng gia tăng đáng kể, chính vì vậy môi trường nước nuôi trồng thủy sản bị ô nhiễm ngày càng nhiều dẫn đến Tôm nuôi bị bệnh và chết, gây tổn thất lớn cho người nuôi trồng. Ðể việc nuôi tôm sinh thái vừa tạo ra sản phẩm tôm sạch, vừa không làm ô nhiễm môi trường nuôi, giúp cho nghề nuôi tôm phát triển một cách bền vững, công ty TNHH TMDV Ứng dụng công nghệ mới Việt Nam đã tiến hành kết hợp với Chi cục thủy sản tỉnh Bến Tre triển khai chương trình tập huấn : “Mô hình nuôi tôm bằng công nghệ sinh học” để đạt kết quả nuôi trồng cao nhất đem lại lợi nhuận cho bà con nhưng không gây hại đến môi trường.

Một số kinh nghiệm khi nuôi tôm theo công nghệ vi sinh
Hiện nay nghề nuôi tôm đang phát triển mạnh ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên, việc phát triển ồ ạt đã kéo theo sự suy giảm môi trường sinh thái nghiêm trọng do sử dụng hóa chất, đặc biệt phổ biến ở những khu vực nuôi tôm công nghiệp.
Rủi ro cho môi trường:
- Việc sử dụng kháng sinh, hóa chất cấm dẫn đến tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi cho hệ sinh thái, làm mất cần bằng hệ vi sinh vật, tạo điều kiện cho những vi sinh vật có hại không bị ảnh hưởng của kháng sinh phát triển mạnh mẽ gây ra nguy cơ lây lan dịch bệnh trong tương lai.
- Việc xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, gây nên hiện tượng lờn thuốc, khi tôm có bệnh xảy ra sẽ rất khó điều trị, gây tổn thất nghiêm trọng cho người nuôi. Sự tồn tại của hóa chất, đặc biệt là chất cấm sẽ gây độc đối với động vật thủy sản hoang dã, khi các loài này sử dụng sinh vật trầm tích làm thức ăn thì chúng cũng có nguy cơ vì sự tích lũy của Trifluralin trong bùn trầm tích.
Ảnh hưởng đến xuất khẩu:
Tôm là một trong các mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta và một trong những điều kiện tiên quyết để được thị trường tiêu thụ chấp nhận là không tồn dư chất cấm, kháng sinh trong sản phẩm thủy sản. Nếu sử dụng chất cấm, lạm dụng thuốc hóa chất, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản sẽ khiến nhiều lô hàng thủy sản xuất khẩu sẽ bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cảnh báo tồn dư hóa chất và bị trả về nặng hơn có thể cấm xuất khẩu, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp và người nuôi trồng thủy sản khiến họ thua lỗ, phá sản và mất công ăn việc làm. Việc từ chối các lô hàng tôm không những làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp mà còn làm mất uy tín của cả ngành thủy sản nước đó.
Hơn ai hết người nuôi tôm phải hiểu rõ về tác hại của việc sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi tôm không những ảnh hưởng đến sự phát triển của cả ngành tôm mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bản thân và kinh tế của gia đình khi sản phẩm không bán được, thị trường từ chối nhập khẩu.
Vì vậy, công ty chúng tôi đã nghiên cứu, khảo nghiệm và sản xuất ra sản phẩm men vi sinh xử lý môi trường nuôi AIT GREEN và sản phẩm thức ăn bổ sung hàng ngày AIT AMIN hoàn toàn sinh học, với ưu thế giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, tăng năng suất, tiết kiệm chi phí thức ăn cho người nuôi tôm. Sản phẩm đã được Bộ NN&PTNT, Tổng cục thủy sản cấp giấy phép lưu hành tại Việt Nam theo số 3035/TCTS-TTKN ngày 04/09/2018.

1. Cách loại trừ chất thải trong ao bằng AIT GREEN
- Nhiều nghiên cứu cho thấy, chỉ có khoảng 25 – 45% lượng protein có trong thức ăn được chuyển hóa thành sinh khối của tôm nuôi. Phần còn lại tồn tại trong môi trường nuôi dưới dạng thức ăn thừa hoặc các sản phẩm bài tiết của tôm. Thức ăn viên dùng để nuôi tôm thường có hàm lượng protein nguồn gốc động vật khá cao, từ 35 – 45%. Vì vậy hàm lượng nitơ (N) trong ao nuôi tôm thường cao, đặc biệt gần về cuối vụ, khi khối lượng thức ăn đưa xuống ao mỗi ngày một lớn, chất thải của tôm cũng nhiều hơn.
- Bên cạnh đó, thời gian phân hủy của các hợp chất hữu cơ thường kéo dài nên tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi sinh vật, trong đó có các vi sinh vật có thể gây bệnh cho tôm. Quá trình phân hủy của các hợp chất hữu cơ có N còn tạo ra các chất độc như NH3 hay NO2 có khả năng làm suy yếu sức khỏe hoặc gây chết cho tôm nuôi. Vì thế, để đảm bảo chất lượng nước tốt, người nuôi cần phải xử lý triệt để chất thải có trong nước ao. Hiện nay có 2 phương thức xử lý: ngay trong ao hoặc bên ngoài ao nuôi. Xử lý nước bên ngoài ao nuôi chính là công nghệ lọc tuần hoàn. Nước trong ao nuôi được dẫn ra ngoài qua các ao xử lý gồm các công đoạn lắng, lọc cơ học, lọc sinh học rồi được dẫn về ao để tái sử dụng hoặc thải ra ngoài môi trường . Tuy nhiên phương thức này khá phức tạp, chi phí cao và đòi hỏi diện tích lớn. Để xử lý nước ngay trong ao nuôi, người ta có thể tạo điều kiện để các loài tảo bám (periplankton) hoặc vi khuẩn dị dưỡng phát triển. Sử dụng tảo bám không tiện lợi vì cần phải tạo giá thể cho chúng bám và khả năng xử lý chất thải phụ thuộc vào khả năng đảm bảo thời gian, cũng như cường độ chiếu sáng. Hướng sử dụng vi khuẩn tự dưỡng để chúng có thể chuyển cơ chất (các chất thải hữu cơ) trực tiếp thành sinh khối vi khuẩn được xem là giải pháp hiệu quả hơn. Đây cũng chính là cơ sở của công nghệ xử lý bằng men vi sinh AIT GREEN.
- Khi sử dụng sản phẩm AIT GREEN sẽ cung cấp các vi sinh vật có lợi cho môi trường nước, hấp thụ khí độc NH3, H2S…, các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy, tạo ra các muối dinh dưỡng có thể hấp thụ bởi tảo trong ao nuôi, nhờ vậy làm sạch nước dần dần, kích thích gây màu nước và ổn định pH môi trường ao nuôi.
- Việc đưa chế phẩm vi sinh vào nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh là một giải pháp tốt, hạn chế đáng kể sử dụng một số hóa chất và thuốc kháng sinh trong quá trình nuôi. Vi sinh vật có tác dụng phân hủy các hợp chất hữu cơ thành các chất ít độc hại cho môi trường nước. Đồng thời chủng vi khuẩn có lợi phát triển thành quần thể với số lượng lớn trong ao nhằm cạnh tranh thức ăn, lấn át vi khuẩn có hại… Ngoài ra, chế phẩm vi sinh có tác dụng kích thích hệ miễn dịch ở tôm, tăng cường sức đề kháng, cung cấp các loại men giúp tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ thức ăn, làm giảm hệ số thức ăn, rút ngắn thời gian nuôi và nâng cao năng suất.
Quy trình chung được tổng hợp như sau: Hòa chế phẩm vào nước tạt xuống ao - Dùng AIT GREEN để cải tạo ao: Sau khi tháo cạn nước, vét bùn đáy ra khỏi ao thì tiến hành xử lý ao bằng cách dùng chế phẩm vi sinh AIT GREEN có tác dụng phân hủy chất thải hữu cơ với liều dùng theo chỉ dẫn ghi trên bao bì. Lặp lại 2-3 lần sau đó xả rửa sạch hoàn toàn rồi tiến hành bón vôi. Lượng vôi bón phụ thuộc vào pH đất, cụ thể: pH từ 5-6,5 thì bón từ 500-1.000kg/ha, pH từ 3-5 thì bón từ1.000-2.000kg/ha. Dùng vôi nung (CaO) để nở rồi tiến hành rải khắp đáy ao và chân bờ ao. Sau khi bón vôi khử trùng, phơi ao 10-15 ngày rồi lấy nước vào ao.
- Dùng AIT GREEN để gây màu nước: Sau khi đã lấy nước vào ao nuôi nên sử dụng sản phẩm để tăng cường vi khuẩn hữu ích ức chế các vi khuẩn gây bệnh, kích thích gây màu nước và ổn định pH ao nuôi.
- Dùng AIT GREEN trong quá trình quản lý và chăm sóc: Định kỳ dùng chế phẩm để làm sạch môi trường và phòng ngừa một số bệnh: Aro-zyme, Aquapond 100, MIC Power, Soil-pro, Pond-clear, Pharbioclear, Bio.DW, Super biotic, Super VS, Zeolite bacillus, Dip EM5…hoặc dùng chế phẩm để kích thích và tăng cường sức đề kháng bệnh cho tôm cũng như để ngăn ngừa một số bệnh nhiễm khuẩn trong cơ thể tôm .
2. Cách sử dụng thức ăn bổ sung AIT AMIN hàng ngày.
– Vai trò của khoáng vi lượng trong thức ăn thủy sản
Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trong thành phần dinh dưỡng của các loài động vật thủy sản, nhất là trong mô h́nh nuôi thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp. Việc bổ sung các khoáng vi lượng hay nguyên tố vi lượng cho tôm cá không những giúp cho loài thủy sản nuôi khỏe mạnh mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng miễn dịch của loài nuôi.
Dinh dưỡng bao gồm các quá trình hóa học và sinh lý, cung cấp chất dinh dưỡng giúp cho động vật thực hiện các chức năng bình thường, tăng cường khả năng miễn dịch, sức đề kháng, duy trì và phát triển. Nó liên quan đến bắt mồi, tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải. Hiện nay, có khoảng 20 yếu tố vô cơ được xác định giữ vai trò quan trọng trong thực hiện các chức năng quan trọng trong cơ thể. Một số khoáng chất cần cung cấp lượng lớn gọi là khoáng đa lượng, trong khi một số chất khác chỉ cần một lượng nhỏ gọi là khoáng vi lượng. Khoáng vi lượng và các khoáng chất khác có vai trò lớn trong dinh dưỡng của tôm, giúp cho cơ thể tôm/cá khỏe mạnh và cho năng suất cao hơn.
Dinh dưỡng và nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản đã phát triển với mức độ thâm canh ngày càng cao nhằm tăng năng suất. Khi nuôi ở quy mô công nghiệp, nguồn thức ăn tự nhiên không thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho tôm/cá. Các chất dinh dưỡng hòa tan có sẵn trong nước không đủ cho sự phát triển nhanh của loài nuôi trong thời gian nuôi ngắn. Do vậy, khẩu phần ăn có bổ sung các chất dinh dưỡng cân bằng là cần thiết để khắc phục sự thiếu hụt dinh dưỡng trong nuôi tôm/cá.
Cho ăn bổ sung là rất cần thiết và có vai trò quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Các chất khoáng bao gồm các khoáng chất vi lượng giữ vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng, đảm bảo cho các chức năng khác nhau của tôm/cá hoạt động bình thường và giúp tôm cá tăng trưởng nhanh trong các mô hình nuôi thâm canh, bán thâm canh. Khẩu phần thức ăn giàu chất vi lượng có ảnh hưởng lớn đến chức năng miễn dịch, sức đề kháng và loại trừ stress của tôm/cá. Khi nhu cầu dinh dưỡng của động vật nuôi đã được xác định và cung cấp hợp lý trong môi trường ao nuôi, bệnh tật và stress sẽ được giảm thiểu.
Vai trò của chất khoáng
Chức năng chung của các khoáng chất bao gồm các thành phần của bộ xương ngoài, cân bằng áp suất thẩm thấu, các thành phần cấu trúc của các mô, truyền xung động thần kinh và co cơ. Khoáng chất đóng vai trò như thành phần thiết yếu cho các enzyme, vitamin, kích thích tố (hormone), sắc tố, yếu tố đồng vận chuyển trong quá trình chuyển hóa, chất xúc tác, và hoạt hoá enzym. Tôm có thể hấp thụ hoặc bài tiết khoáng chất trực tiếp từ môi trường nước qua mang và bề mặt cơ thể. Vì vậy, yêu cầu khoáng chất trong chế độ ăn phần lớn phụ thuộc vào nồng độ khoáng chất trong môi trường nước nuôi tôm.
Vai trò của khoáng vi lượng
Các nguyên tố vi lượng hoặc khoáng chất vi lượng, như crôm, coban, đồng, iốt, sắt, mangan, molypden, selen và kẽm tham gia vào các quá trình sinh hóa của cơ thể như quá trình trao đổi chất ở tế bào, hình thành cấu trúc xương, duy trì hệ thống colloidal (sản phẩm dạng gelatin của tuyến giáp), duy trì trạng thái cân bằng acid-base, tăng cường khả năng miễn dịch, loại bỏ stress, khả năng đề kháng bệnh và các chức năng sinh lý khác. Chúng là những thành phần quan trọng của kích thích tố (hormone) và các enzym, giữ vai trò như là chất hoạt hóa của một loạt các enzym.
Vai trò của khoáng vi lượng đối với hệ miễn dịch của tôm
Khẩu phần ăn chứa các chất có hoạt tính sinh học kích thích hệ miễn dịch được xem là có tiềm năng trong việc hạn chế các bệnh truyền nhiễm. Một hệ thống miễn dịch hoạt động tốt là rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của tôm/cá trong nuôi trồng thủy sản. Mỗi loại khoáng vi lượng có vai trò cụ thể của nó trong hệ miễn dịch của động vật nuôi, tuy nhiên, các ion kim loại như Zn, Mn, Cu, Se có vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng miễn dịch hoặc hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch. Hệ thống miễn dịch sử dụng rất nhiều phương thức khác nhau để chống lại các yếu tố ngoại lai xâm nhập hoặc các kháng nguyên. Các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng miễn dịch, hoặc có chức năng hỗ trợ hệ miễn dịch.
Stress và sự đề kháng bệnh
Trong nuôi thâm canh, sự thay đổi môi trường, chất lượng nước cùng với các thực hành nuôi dẫn đến stress và có ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý của cơ thể, làm thay đổi nhu cầu về khoáng vi lượng của các loài nuôi. Trong điều kiện stress, selen ở dạng hữu cơ có hiệu quả hơn trong việc duy trì và chống lại stress so với selen ở dạng vô cơ. Điều kiện stress cũng có thể ảnh hưởng đến điều hòa áp suất thẩm thấu và ion ở mang. Các nguyên tố vi lượng rất hữu ích cho việc giảm stress và tăng khả năng đề kháng bệnh của tôm/cá trong nuôi trồng thủy sản.
Yêu cầu khoáng chất trong khẩu phần ăn
Các loài thủy sản có khả năng hấp thụ khoáng chất từ môi trường nước, hoặc thông qua thức ăn có bổ sung chất khoáng. Cá và tôm sống trong môi trường có áp suất thẩm thấu cao (ưu trương) và thông qua quá trình trao đổi nước muối (nước mặn) có thể phần nào đáp ứng các yêu cầu về khoáng chất (NRC, 1983). Ngoài ra, cá/tôm cũng có thể hấp thu trực tiếp khoáng chất qua mang, vây và da. Trường hợp ở cá và tôm nước ngọt thì ngược lại. Do vậy, cá nước ngọt và tôm là đòi hỏi bổ sung khoáng chất nhiều hơn trong khẩu phần ăn so với cá và tôm biển (Cowey và Sargent, 1979). Yêu cầu về một loại khoáng chất cụ thể trong chế độ ăn của cá hoặc tôm sẽ phụ thuộc phần lớn vào nồng độ của khoáng chất đó trong môi trường nước.
Tính sinh khả dụng của khoáng chất
Sinh khả dụng và lưu trữ ở mô của các khoáng chất là quan trọng hàng đầu trong hoạt động dinh dưỡng. Khoáng chất chelated dạng các phân tử hữu cơ có tính sinh khả dụng cao hơn so với dạng vô cơ tương ứng và ít tương tác với nhau trong đường tiêu hóa. Amino acid chelate của coban, mangan và kẽm có thể dễ dàng có được hơn ở dạng muối vô cơ của chúng. Chelate kẽm hữu cơ methionine ước tính mạnh hơn gấp 3 lần so với sulfat vô cơ. Khoáng chất chelated ít nhạy cảm hơn với tác dụng ức chế của các hợp chất khác vì độ hòa tan thấp của nó trong nước. Tính sinh khả dụng tăng lên và hiệu quả sử dụng của các nguyên tố vi lượng dạng hữu cơ có thể làm giảm đáng kể việc lượng thức ăn và giảm thải chất thải ra môi trường.
Các triệu chứng khi thiếu khoáng trên tôm
Sắt: Gây thiếu máu, giảm tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn.
Kẽm: Giảm bắt mồi, dị dạng xương, tỷ lệ chết cao, mòn vây và da, cơ thể ngắn, nhỏ.
Mangan: Giảm tăng trưởng, giảm bắt mồi, mất cân bằng, tỷ lệ chết cao, đục thủy tinh thể, còi cọc, thân ngắn, đuôi bất thường, giảm tăng trưởng.
Đồng: Giảm tăng trưởng, đục thủy tinh thể.
Selen: Tăng tỷ lệ chết, giảm glutathione, đục thủy tinh thể, thiếu máu, stress.
I-ốt: Tăng tuyến giáp, rối loạn hormon.
Mức độ độc hại của khoáng chất
Một mối nguy hiểm lớn có thể gây độc cho động vật nuôi là việc sử dụng các nguyên liệu thức ăn có sự hiện diện của khoáng chất có khả năng gây độc hại như đồng, chì, cadmium, thủy ngân, asen, flo, selen, molypden và vanadi. Theo các báo cáo, dấu hiệu độc tính của các chất này trong khẩu phần ăn ở cá và tôm như sau:
Kẽm: Giảm tốc độ tăng trưởng (hàm lượng trên 300 mg/kg).
Đồng: Giảm tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, và nồng độ huyết cầu (hàm lượng trên 15 mg/kg).
Selen: Giảm tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn, tỷ lệ tử vong cao (hàm lượng trên 13-15 mg/kg).
Cadmium: Chứng cong vẹo cột sống, tăng hoạt động.
Chì: Chứng cong vẹo cột sống, đen đuôi, thiếu máu, thoái hóa của vây đuôi.
Crom: Giảm tốc độ tăng trưởng và hiệu quả thức ăn.
Sắt: Giảm tốc độ tăng trưởng
Bởi vậy, chế độ dinh dưỡng hoàn chỉnh là cần thiết trong nuôi trồng thủy sản, do đó, các vi chất dinh dưỡng phải được cung cấp ở mức độ thích hợp trong chế độ ăn để hỗ trợ tăng trưởng tối ưu và gia tăng sản lượng. Điều này đặc biệt được quan tâm trong mô hình nuôi thâm canh, khi mà khả năng miễn dịch và đề kháng bệnh có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác nhau, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất vi lượng. Bổ sung một số các vi chất dinh dưỡng đầy đủ trong chế độ ăn uống trên mức yêu cầu tối thiểu đã được chứng minh là có ảnh hưởng tích cực đến khả năng miễn dịch, cũng như khả năng chống lại bệnh tật và khả năng phục hồi khi nhiễm bệnh.
Chế độ ăn uống thích hợp, bổ sung các nguyên tố vi lượng đầy đủ có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của tôm/cá. Hệ thống miễn dịch là một trong những tương tác tế bào và phân tử phức tạp nhất trong các quá trình sinh học. Tất cả các nguyên tố vi lượng đều có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động để chống lại mầm bệnh xâm nhập. Bổ sung chất dinh dưỡng thích hợp không những giúp loại bỏ bệnh, mà còn cho phép hệ thống miễn dịch của động vật hoạt động ở mức tối ưu để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật. Chức năng và vai trò của các nguyên tố vi lượng có tác động rất lớn trong vấn đề quản lý sức khỏe cũng như quyết định một vụ nuôi thành công.
Sản phẩm thức ăn bổ sung AIT AMIN có chứa đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho tôm/cá, cung cấp vi sinh vật có lợi giúp ổn định vi sinh vật đường ruột, làm tăng vi sinh vật có lợi, kích thích tiêu hóa, tăng hiệu suất sử dụng thức ăn. Bổ sung các acid amin tự do có nguồn gốc tự nhiện giúp tôm cá hấp thu tốt thức ăn, tăng trọng nhanh và giảm hệ số chuyển đổi thức ăn.
Ngoài ra, dùng chế phẩm trộn vào thức ăn hàng ngày theo liều lượng chỉ định ( 3ml-5ml/ 1kg thức ăn) để tăng sức đề kháng và phòng trị một số bệnh khó như phân trắng,….
Tác dụng của việc sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm đã được khẳng định ở nhiều nơi. Tuy nhiên, để các chế phẩm vi sinh phát huy được những hiệu quả nêu trên, người nuôi tôm cần phải tuân thủ nghiêm quy trình kỹ thuật. Dùng vi sinh phải theo định kỳ và liên tục, hạn chế đến mức thấp nhất việc dùng hóa chất, kháng sinh. Bên cạnh đó, người nuôi còn phải kiên trì bởi vì dùng vi sinh nuôi tôm giống như người ốm uống thuốc Bắc và uống kháng sinh vậy- nếu sử dụng đúng cách, thường xuyên và liên tục thì kết quả mang lại cho người nuôi sẽ vô cùng hiệu quả, không ảnh hưởng đến sức khỏe, không tồn dư các chất độc hại gây hại cho cơ thể trong tương lai./
Hãy là người đầu tiên nhận xét “AIT AMIN thức ăn bổ sung hàng ngày cho tôm cá”